DetailController

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng quy định pháp luật

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần; nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính; nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, cụ thể như sau:

Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;

- Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;

- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);

- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cua người vi phạm hoặc tên, địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;

- Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;

- Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

Thời gian tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thông thường, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng phải thực hiện một số công việc tương ứng với việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng vi phạm như: gửi quyết định xử phạt để thi hành (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính); giải quyết khiếu nại nếu đối tượng vi phạm có khiếu nại (Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính); thu nộp tiền phạt (Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính); xem xét hoãn, giảm, miễn (Điều 76, Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính) hoặc chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành (Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

* Một số nội dung cần lưu ý

Thứ nhất, khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đúng theo mẫu Quyết định ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (mẫu MQĐ01 - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản; mẫu MQĐ02, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính -  sử dụng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính); Đối với các lĩnh vực có quy định mẫu riêng thì thực hiện theo quy định đó; không ghi thêm các căn cứ không đúng quy định.

Thứ hai, trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, sử dụng mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (mẫu MQĐ34 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).

Thứ ba, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

Thứ năm, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.

Thứ sáu, đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.

Thứ bảy, đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.

Thứ tám, sau khi thu thập thông tin, nghiên cứu, xem xét các hồ sơ, tài liệu và các tình tiết của vụ việc vi phạm, đánh giá về mặt pháp lý của các hành vi vi phạm trên thực tế, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, quyết định có ban hành hay không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

Trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu vụ việc thuộc các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Mặc dù không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Trường hợp ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Nếu vụ việc thuộc trường hợp vi phạm hành chính, pháp luật quy định người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc phải ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ các trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bởi vì, theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt vi phạm hành chính đó là: “Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính”.

Để đảm bảo tính hợp pháp của một quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành phải đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức, nội dung và một số nội dung khác liên quan do pháp luật quy định.

Hà Quang Tuấn - Đội QLTT số 4
Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

Bình luận

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương