DetailController

Phân biệt “pháo hoa” và “pháo nổ”

Chào xuân mới và mừng tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, mỗi người dân cần tích cực tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sử dụng, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển các loại pháo là góp phần xây dựng một xã hội an toàn, ổn định và phát triển bền vững. 

Ngày 27/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021. Nghị định 137 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo tùy tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình; qua đó người dân cần hiểu đúng, nắm rõ những quy định để tránh vi phạm pháp luật.

Pháo hoa là gì?

Theo định nghĩa tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, pháo hoa được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt" chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

Một số sản phẩm pháo hoa không có thuốc pháo nổ như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc,…

Pháo nổ là gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 137/2020/NĐ-CP thì “Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động xung kích thích cơ, nhiệt, hóa, hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.”

Như vậy, pháo nổ ở đây bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ); pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Sử dụng, tàng trữ pháo nổ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Hiện nay pháp luật có những quy định rất cụ thể về xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan pháo. Nếu các hành vi vi phạm liên quan đến pháo dưới 6kg trở xuống mà chưa có tiền án, tiền sự gì thì sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể: 
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây: 
- Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép
- Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

Người dân được phép sử dụng pháo hoa trong trường hợp nào? 
Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định rõ:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”

Mua pháo hoa ở đâu mới hợp pháp?

Theo khoản 2, Điều 14 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy; Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Vì vậy, người dân chỉ được mua pháo hoa tại các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện.

Bên cạnh những quy định về quản lý, sử dụng pháo, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 ( trừ quy định tại Điều 17, Điều 32 và khoản 1 Điều 49 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025). Luật quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, là thời điểm để mọi người sum vầy, đón xuân vui vẻ và an lành. Để đảm bảo một mùa Tết an toàn, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Việc sử dụng, tàng trữ và vận chuyển các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn đe dọa đến an ninh trật tự cộng đồng. Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
 

Nguyễn Thúy Quỳnh, Phòng Thanh tra - Pháp chế
Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương