DetailController

Một số trao đổi để xác định đối tượng vi phạm hành chính là "Tổ chức"

Mục đích của việc qui định "Tổ chức" chính là thực hiện nguyên tắc về xử phạt vi phạm hành chính đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.

Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Mặt khác, theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Như vậy, về nguyên tắc, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính phải là những người thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Người không thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thể là đối tượng bị xử phạt. Trong trường hợp này, đối tượng bị xử phạt được ghi trong Biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là người có hành vi vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì “tổ chức” là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang Nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm tương đối rộng về tổ chức, ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội, việc qui định “tổ chức” hay “cá nhân” là đối tượng vi phạm hành chính do Chính phủ qui định cụ thể tại từng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính ở từng lĩnh vực. Mục đích của việc qui định này cũng chính là thực hiện nguyên tắc về xử phạt vi phạm hành chính đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân. Tuy nhiên thực tế vẫn còn phát sinh những trường hợp mà việc xác định đối tượng vi phạm hành chính là “tổ chức” hay “cá nhân” lại tuỳ thuộc vào sự “nhận định” của người lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt mà bỏ qua “qui định” của pháp luật.

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thoả mãn hai điều kiện, thứ nhất phải là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; thứ hai là hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy ở điều kiện thứ nhất, tổ chức phải là pháp nhân hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật, phân tích trường hợp này, chúng ta thấy “tổ chức” là pháp nhân thì phải thoả mãn bốn điều kiện, đó là: (1) Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Ở vế thứ hai của điều kiện này “hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật”, có thể hiểu “tổ chức” đó không phải là pháp nhân (như doanh nghiệp tư nhân, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh) nhưng được thành lập theo quy định của pháp luật thì được xem là “tổ chức”. Ở điều kiện thứ hai, là hành vi vi phạm hành chính phải do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người làm theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức đó. Khi thoả mãn hai điều kiện này, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mới tiến hành xử phạt đối với “tổ chức” khi vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm được pháp luật quy định.

Mục đích của việc xác định “tổ chức” hay “cá nhân” vi phạm hành chính xét cho cùng chính là việc áp dụng qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan, đúng hành vi và xử lý đúng đối tượng vi phạm hành chính. Ở nhiều tình huống, việc xác định đối tượng vi phạm hành chính không phải là điều dễ dàng, đôi khi phải thực hiện nhiều biện pháp, xác minh nhiều nội dung và cần phải có thời gian mới có thể xác định được đó là “tổ chức” hay “cá nhân” vi phạm hành chính, nhưng không phải vì thế mà người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bỏ qua các qui định mang tính bắt buộc này.

Hoài Anh
Đội QLTT số 8

Bình luận

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương