DetailController

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Sáng ngày 17/01/2024, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống tội phạm Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) và Ban Chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 trực tuyến với các địa phương.

Sáng ngày 17/01/2024, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống tội phạm Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) và Ban Chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 trực tuyến với các địa phương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có đồng chí Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và đồng chí Dương Văn Long-Phó Giám đốc Công an tỉnh đại diện cho thường trực hai Ban Chỉ đạo, cùng dự hội nghị là lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Chính phủ

Đối với hoạt động 389: năm 2023, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới cơ bản được kiểm soát, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhất là các cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine, giữa Israel với lực lượng Hamas chưa có dấu hiệu giảm nhiệt; giá cả các mặt hàng như xăng, dầu, vàng, ngoại tệ, khoáng sản, phân bón, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh… biến động thất thường, gây tác động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam. Trên tuyến biên giới, vùng biển, cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không, địa bàn nội địa, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, động vật hoang dã, xăng, dầu, khoáng sản, vàng, ngoại tệ, đường cát, rượu, bia, thực phẩm đông lạnh, gỗ quý, nông sản, thực phẩm không rõ nguồn gốc, trâu, bò, lợn, gia cầm, vật tư nông nghiệp, vật tư y tế, mỹ phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, vải, quần áo, hàng gia dụng, hàng có nguồn gốc nước ngoài đã qua sử dụng… diễn biến phức tạp. Trong địa bàn nội địa, gia tăng các hoạt động lợi dụng thương mại điện tử, mạng xã hội, dịch vụ bưu chính, chuyển phát để buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng giấy tờ giả để thành lập doanh nghiệp thực hiện hành vi mua bán trái phép, xuất khống hóa đơn, chuyển trái phép tiền, trục lợi thuế giá trị gia tăng. Tình hình trên đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng, đơn vị, địa phương.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch quyết liệt, đồng bộ, kết quả nhiều vụ việc vi phạm bị phát hiện, nhiều đối tượng bị xử lý; theo số liệu thống kê, các bộ, ngành, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 146.678 vụ vi phạm (tăng 4,95% so với cùng kỳ). Trong đó, các đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ 11.499 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (giảm 3,73% so với cùng kỳ); 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 4,51% so với cùng kỳ); 5.464 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (tăng 48% so với cùng kỳ); thu nộp ngân sách nhà nước 14.570,347 tỷ đồng (tăng 14,97% so với cùng kỳ); khởi tố hình sự 616 vụ (giảm 4,05% so với cùng kỳ), 724 đối tượng (tăng 0,56% so với cùng kỳ).

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như: Công tác nắm, đánh giá tình hình của một số đơn vị còn bị động, chưa theo kịp diễn biến tình hình dẫn đến chưa dự báo sát, đúng tình hình, chưa làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, chưa quản lý tốt địa bàn, đối tượng, còn để xảy ra hoạt buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả kéo dài trên địa bàn quản lý. Kết quả đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vụ việc sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoạt động mua bán trái phép hóa đơn, lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng hóa giả mạo xuất xứ… còn hạn chế, chưa tương tương xứng với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ; mới chỉ phát hiện, xử lý những vụ việc nhỏ, lẻ, đối tượng vận chuyển.

Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh năm 2023 là năm rất nhiều khó khăn nhưng cơ bản làm tốt nhiệm vụ, thay mặt Chính phủ Phó Thủ tướng ghi nhận biểu dương với nhiều chuyên án được triệt phá, đặc biệt chuyên án ma túy với số lượng cực kỳ lớn, có chuyển biến rất lớn trong công tác của các bộ, ngành và các địa phương, tuy nhiên tội phạm công nghệ cao và lợi dụng công nghệ cao ngày phát triển rất mạnh, trong khi chúng ta không lợi thế về lĩnh vực này và luôn đi sau nên việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn; đối với công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, số liệu thống kê có tích cực, có nhiều giải pháp hiệu quả, có nhiều chuyên án được triệt phá, có nhiều vụ việc được phát hiện, nhưng phải khẳng định với nhau rằng những việc chúng ta đã làm được chỉ là một phần không lớn trong tổng thể vi phạm, có dự lọt lưới rất nhiều lĩnh vực, cũng phát sinh ở một số lĩnh vực như: xăng dầu, phân bón, đường cát, xuất nhập khẩu hàng hóa ảnh hưởng đến cuộc sống từng người, từng nhà cho nên xã hội rất quan tâm. Đối với năm 2024 chắc chắn sẽ rất khó khăn, từ nhiều thông tin, từ nhiều số liệu, từ nhận định của nhiều chuyên gia và của nhiều người trong cuộc; do tình hình bên ngoài do các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia và lang đến cả khu vực chưa biết khi nào dừng, trong khi đất nước ta nền kinh tế mở, là công xưởng của thế giới, cho nên nếu nhu cầu tiêu dùng bên ngoài giảm, làm giảm sản xuất trong nước tác động đến công ăn việc làm, đến đời sống của hàng triệu người, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ tội phạm gia tăng. Có loại hình kinh doanh mà chúng ta có trách nhiệm phải quản lý như kinh doanh online trên mạng, phi truyền thống, khoa học công nghệ phát triển nhiều thủ đoạn tinh vi phải đối mặt với tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là đấu tranh với ma túy, vì ma túy là nguồn cơn của rất nhiều loại tội phạm; các ngành phải rà soát lại thể chế để có đủ hành lang pháp lý, đơn vị nào còn vướng đề nghị mạnh dạng đề xuất tháo gỡ, vướng mắc đặc biệt  là phối hợp giữa các bộ ngành địa phương, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền; ứng dụng khoa hoc công nghệ, chia sẻ dữ liệu, cần có cơ chế thu thập thông tin kịp thời hiệu quả, xử lý thông tin bước đầu chính xác hơn; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng vi phạm và đối với cán bộ, công chức lực lượng mình quản lý.

Võ Ngọc Tình
Cục QLTT tỉnh Gia Lai

Bình luận

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương