DetailController

Luật Giá 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 với nhiều nội dung mới

Ngày 19 tháng 6 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giá số 16/2023/QH15 gồm có 8 Chương và 75 Điều. Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

So với Luật Giá 2012 có một số điểm mới đáng lưu ý như sau:

I. 6 mặt hàng không áp dụng Luật Giá

Theo Điều 3, Luật Giá 2023 vẫn điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá.

1. Trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, điều tiết giá khác với quy định tại Luật Giá thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.

3. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành có quy định bổ sung hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì phải đánh giá tác động chính sách; hàng hóa, dịch vụ đó phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; đồng thời quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm định giá, hình thức định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đó, xác định cụ thể về căn cứ, phương pháp định giá, việc ban hành văn bản định giá thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định tại Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.

4. Việc định giá của Nhà nước đối với một số mặt hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan như sau:

a) Giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Giá nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;

c) Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực;

d) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;

e) Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

II. Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Luật Giá 2023 đã lược bỏ các mặt hàng điện, muối ăn, đường ăn và bổ sung thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Cụ thể, danh mục bình ổn giá mới gồm 09 loại hàng hóa sau:

1. Xăng, dầu thành phẩm.

2. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

3. Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

4. Thóc tẻ, gạo tẻ.

5. Phân đạm; phân DAP; phân NPK.

6. Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

7. Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

8. Thuốc bảo vệ thực vật.

9. Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

III. Về định giá Luật giá 2023 quy định cụ thể

- Về tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, bên cạnh 3 tiêu chí tại Luật Giá năm 2012 tiếp tục được kế thừa thì tại Luật Giá năm 2023 đã bổ sung thêm tiêu chí "Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, đời sống người dân, sản xuất kinh doanh” nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay, một số mặt hàng đã được bổ sung tại các Luật chuyên ngành và sẽ được cập nhập tại Luật Giá.

Qua rà soát cho thấy những mặt hàng đã được bổ sung tại các Luật chuyên ngành thời gian qua có tính chất độc quyền hoặc thị trường cạnh tranh hạn chế nhất định nên việc bổ sung vào Danh mục để có sự điều tiết nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc các mục tiêu an sinh, phát triển kinh tế xã hội là phù hợp. Việc bổ sung tiêu chí trên về cơ bản đảm bảo không quá rộng để tránh các trường hợp không thật sự cần thiết.

- Về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, qua rà soát 52 nhóm hàng hóa, dịch vụ đang thuộc danh mục hiện hành, đã thu gọn, quy định 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại Phụ lục số 02 gắn với quy định rõ về thẩm quyền định giá gắn với từng Bộ, ngành, địa phương và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.

- Về thẩm quyền và trách nhiệm định giá đã bám sát định hướng chính sách về việc tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về giá nói chung cũng như định giá nhà nước nói riêng.

IV. Quy định cụ thể về biện pháp hiệp thương giá

Luật Giá 2023 đã quy định rõ phạm vi hiệp thương giá chỉ thực hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với vai trò trọng tài của Nhà nước.

Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:

- Không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; không thuộc trường hợp phải đấu thầu, đấu giá.

- Có tính chất độc quyền mua hoặc bán mà bên mua, bên bán phụ thuộc nhau, khó thay thế được.

Các quy định cụ thể về biện pháp thương lượng giá tại Luật này thể hiện rõ tính chất thỏa thuận giữa các bên, trong đó có vai trò trung gian của cơ quan tổ chức.

Luật giá 2023 đã quy định rõ phạm vi áp dụng giá hiệp thương nhằm tránh các trường hợp lợi dụng mức giá hiệp thương để sử dụng cho các mục đích khác, không đúng với yêu cầu hiệp thương và vụ việc mua bán.

V. Quy định cụ thể về biện pháp kê khai, niêm yết giá

Luật Giá 2023 giải thích rõ hơn về biện pháp kê khai, niêm yết giá:

- Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:

+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;

+ Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;

+ Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu

+ Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.

+ Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.

+ Đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.

- Niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.

 

Đội QLTT số 5 kiểm tra việc niêm yết giá xăng dầu

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng...

Tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành.

Đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.

Xem chi tiết văn bản tại đây./.

Lê Kha, Đội QLTT số 5
Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

Bình luận

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương